Mục tiêu tổng quát của Đề án 06 là để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Việc khai thác, ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi sốquốc gia.
Năm 2024, Quảng Ninh tiếp tục đặt yêu cầu hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong Đề án 06. Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 19/2/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2024 trên địa bàn xác định 41 nhiệm vụ cụ thể gắn với 7 nhóm nhiệm vụ. Đến tháng 5/2024, tỉnh đã hoàn thành 4/41 nhiệm vụ có thời hạn, duy trì triển khai 15/41 nhiệm vụ thường xuyên, đang tiếp tục thực hiện 2/41 nhiệm vụ có thời hạn.
Theo đó, duy trì triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn kết nối Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tiếp tục triển khai cung cấp hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06 và 28 dịch vụ công theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh triển khai hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại các điểm Bưu điện trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả điện tử tại bộ phận một cửa các cấp; đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với các lĩnh vực thiết yếu của đời sống xã hội; duy trì cấp căn cước công dân gắn chíp cho công dân đến độ tuổi, đảm bảo 100% công dân thường trú và tạm trú đủ điều kiện đang sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh được cấp căn cước công dân; tiếp tục duy trì và bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”; hoàn thành cập nhật thông tin thuê bao chính chủ đối với 100% thuê bao trên địa bàn…
Toàn tỉnh đã triển khai 36/45 mô hình điểm Đề án 06, nổi bật trong tháng 5/2024, UBND TP Uông Bí đã chỉ đạo UBND phường Nam Khê và UBND phường Quang Trung triển khai lắp đặt 62 camera giám sát an ninh từ nguồn xã hội hóa tại các tuyến đường, điểm nút giao thông quan trọng, các khu vực đông dân cư, trụ sở các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và các điểm giáp ranh với địa bàn lân cận.
100% camera giám sát an ninh ứng dụng công nghệ AI với các tính năng ưu việt như nhận diện khuôn mặt, nhận diện biển số xe; toàn bộ dữ liệu được xử lý theo thời gian thực, được kết nối và truyền dẫn về Trung tâm kiểm soát an ninh thông tin đặt tại trụ sở Công an phường với thời gian lưu trữ lên đến 30 ngày.
Ngoài ra, mô hình triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID bước đầu có hiệu quả khi tiếp nhận 278 tin báo tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID. Mô hình nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh hoạt động ổn định, hiệu quả, hiện nay đã kết nối Chính quyền điện tử của tỉnh với các hệ thống của Trung ương gồm Cổng DVCQG; CSDLQG về dân cư; Hộ tịch-Tư pháp, cấp phiếu Lý lịch tư pháp; Đăng ký doanh nghiệp; Thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các CQNN phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam, đánh giá chất lượng Cổng dịch vụ công; Phục vụ dịch vụ công; Đăng ký giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến. Mô hình 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt đã triển khai tại 100% các chợ hạng I, II trên địa bàn...
Việc triển khai dữ liệu đã được số hóa, làm sạch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, thực hiện. Trong đó, lĩnh vực tư pháp đã số hóa, làm sạch 859.032/1.023.977 đơn vị dữ liệu, chuyển đổi vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (đạt tỷ lệ 83,9%).
Lĩnh vực bảo hiểm xã hội đã làm sạch 1.231.910/1.267.432 người có thẻ BHYT, đồng bộ thành công với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ khám, chữa bệnh BHYT bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp (đạt tỷ lệ 97,2%). Lĩnh vực thuế đã rà soát, chuẩn hóa 1.022.123/1.296.382 mã số thuế cá nhân (đạt tỷ lệ 78,8%).
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã xác thực 371.914/391.317 số định danh cá nhân của học sinh tiểu học với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (đạt tỷ lệ 95%). Lĩnh vực giao thông đã rà soát, nhập liệu 21.168 phương tiện giao thông trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Dữ liệu lao động xã hội, các tổ chức hội, đoàn thể đã rà soát, xác minh, cập nhật 85.676 dữ liệu Hội Nông dân, 135.729 dữ liệu Hội Người cao tuổi, 48.069 dữ liệu Hội Cựu chiến binh, 12.428 dữ liệu người có công, 39.541 dữ liệu Hội Chữ thập đỏ, 143.943 dữ liệu người lao động, 547 hộ nghèo, cận nghèo để tạo lập dữ liệu trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong thời gian tới, các đơn vị, sở, ngành tiếp tục tập trung triển khai 11 nhiệm vụ đăng ký theo văn bản 903/UBND-NC ngày 16/4/2024 của UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy Đề án 06 trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, đẩy mạnh chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Duy trì thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến, tài khoản định danh điện tử để người dân biết, tham gia thực hiện và thụ hưởng các lợi ích của đề án.
TheoTrần Thanh(Báo Quảng Ninh)
" alt=""/>Quảng Ninh quyết liệt triển khai Đề án 06, đẩy mạnh cải cách hành chính,Ý thức và hiểu biết của sinh viên còn rất sơ khai, trong khi giảng viên không đòi hỏi ở sinh viên bất cứ tiêu chuẩn đạo đức học thuật nào. Thậm chí, có luận văn đã phát hiện đạo văn nhưng lại vỗ vai nhau cho qua. Ở cấp cao hơn, những vị trưởng khoa, ứng viên PGS, GS bị tố cáo sao chép tới 50% luận văn của người khác. Vẫn còn có những tranh cãi “đạo văn hay trích dẫn thiếu chuyên nghiệp” chưa được giải thích thoả đáng.
Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến về đạo đức học thuật ở các cơ sở đào tạo mới chỉ ở mức độ đơn lẻ, rải rác. Chế tài xử phạt ở cấp đại học gần như không có.
Một cơ sở lớn như ĐHQG Hà Nội cũng mới chỉ đưa ra văn bản chính thức hướng dẫn thực hiện trích dẫn trong các ấn phẩm khoa học vào năm 2017. Có chăng ở một số đại học ngoài công lập, việc này có phần được làm sớm hơn và chặt chẽ hơn các trường đại học công lập.
Đã đến lúc các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý giáo dục cũng như mỗi cá nhân người làm khoa học cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc.
Cần chế tài xử phạt mạnh mẽ
TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên, chuyên gia độc lập nghiên cứu giáo dục đại học, cho rằng, hiện nay mức phát triển để hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học Việt Nam có sự chênh lệch lớn giữa các trường.
“Đáng lẽ với vai trò đầu tàu, các trường tốp đầu khối công lập cần phải là những trường đi tiên phong trong chống đạo văn. Nhưng với các trường công lập, sức ì là một yếu tố cản trở lớn, trong khi với một số trường ngoài công lập mới thành lập thì dễ triển khai cái mới hơn. Tuy nhiên số này chiếm rất nhỏ. Vậy nên nếu chỉ dựa vào các trường để thúc đẩy chống đạo văn có thể sẽ ít hiệu quả hoặc sự thay đổi sẽ chậm. Tốt nhất Bộ GD-ĐT cần có động thái bằng các quy định cụ thể về đạo văn và cách thức trích dẫn”.
![]() |
“Chúng ta làm mạnh vài vụ, giới học thuật sẽ phải tuân thủ nghiêm túc" - ông Ngô Quý Nhâm, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội |
Theo TS. Quyên, muốn thay đổi tư duy của cả hệ thống thì quy định về đạo văn phải thực hiện ở quy mô hệ thống, tức là toàn bộ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các hội đồng khoa học, hội đồng chức danh, các tạp chí, nhà xuất bản cần phải áp dụng chặt chẽ các quy định này. Thậm chí khái niệm về đạo văn và cách thức trích dẫn cần phải được dạy từ bậc phổ thông cho học sinh.
Giảng viên Ngô Quý Nhâm (Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội) cho rằng, sau khi đưa ra chuẩn mực chung và chế tài xử lý, các trường, viện nghiên cứu phải nghiêm túc thực hiện chuẩn mực đó một cách có hệ thống. “Bộ GD-ĐT cần phải đưa ra chuẩn chung. Các trường đại học bắt buộc phải có những quy chế cáo buộc và xử lý đạo văn. Những quy chế này phải trở thành cẩm nang cho sinh viên”.
Ông Nhâm cho rằng, mức độ xử phạt tuỳ trường hợp có thể từ cho làm lại tới huỷ kết quả, thậm chí cho nghỉ học. “Chúng ta làm mạnh vài vụ, giới học thuật sẽ phải tuân thủ nghiêm túc. Với các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin như bây giờ, ngày hôm nay có thể che giấu được hội đồng, nhưng vài tháng sau, vài năm sau vẫn có thể phát hiện và bị xử phạt”.
Chế tài xử lý không chỉ dừng lại ở mức huỷ kết quả, trả hồ sơ, mà còn cần yếu tố răn đe, ví dụ như ở các hội đồng chức danh, với những TS bị kết luận đạo văn sẽ không được phép xét duyệt trong vòng một vài năm. “Vì thực tế vẫn có tình trạng bị cáo buộc đạo văn, xin rút, năm sau lại làm hồ sơ và bỏ bài cáo buộc đó đi, ứng viên lại được công nhận. Không còn cách nào khác là áp dụng những chế tài mạnh mẽ” – ông Nhâm nói.
‘Lòng tự trọng là nguyên tắc đầu tiên’
Các biện pháp luật hoá được nhắc đến nhiều trong câu chuyện chống đạo văn ở Việt Nam. Tuy nhiên, yếu tố được cho là quan trọng và quyết định nhất để duy trì sự trong sạch cho nền khoa học lại là một yếu tố chủ quan: Lòng tự trọng, sự liêm chính cá nhân của mỗi nhà khoa học.
GS. Phan Thiện Nhân, Trưởng khoa Cơ khí, ĐHQG Singapore, Phó Tổng biên tập tạp chí Physics of Fluids, chia sẻ, việc có bài báo xuất bản được coi là một quá trình bình thường đối với bất cứ giáo sư nào ở đây.
![]() |
"Khi bị đối sánh, sớm hay muộn, nếu bạn đạo văn, ai đó sẽ phát hiện ra. Và khi điều đó xảy ra, tất cả những công trình của bạn sẽ đều bị nghi ngờ, và sự nghiệp của bạn sẽ đổ sập" - GS. Phan Thiện Nhân, ĐHQG Singapore |
“Chúng tôi không bắt các giáo sư phải kiểm tra đạo văn, nhưng có cung cấp cho họ những công cụ (phần mềm iThenticate) để làm việc này”.
Theo ông, và cũng là yếu tố mà ĐHQG Singapore đánh giá cao nhất như một biện pháp để chống đạo văn, đó chính là sự liêm chính cá nhân. Liêm chính cá nhân là nguyên tắc đầu tiên trong bộ quy tắc ứng xử trong xuất bản của ngôi trường này.
“Đạo văn là một sự sỉ nhục với tính liêm chính của cá nhân. Nếu bạn liêm chính, tất cả những sản phẩm của bạn sẽ được đánh giá cao và được tin tưởng. Nếu không, những điều tồi tệ hơn sẽ đến”.
Ông cũng cho rằng, với sự tiên tiến trong phân tích dữ liệu và các công cụ tìm kiếm, bất cứ điều gì bạn viết ra và xuất bản cũng đều được lưu trữ và đưa vào cơ sở dữ liệu.
“Khi bị đối sánh, sớm hay muộn, nếu bạn đạo văn, ai đó sẽ phát hiện ra. Đó không phải là vấn đề ‘nếu’ mà là ‘khi nào’. Và khi điều đó xảy ra, tất cả những công trình của bạn sẽ đều bị nghi ngờ, và sự nghiệp của bạn sẽ đổ sập.
Các cơ sở đào tạo có thể tuyên truyền, phổ biến rằng đạo văn sẽ bị coi là một hành vi vi phạm nghiêm trọng và phải bị xử phạt nặng, ví dụ như giáng chức. Trong tương lai gần, biện pháp này sẽ có tác dụng”.
3 cấp độ ngăn ngừa đạo văn “Ngăn ngừa đạo văn trong trường học có 3 cấp độ. Trước tiên, phải dựa vào sự thành thật của người học. Về nguyên tắc đạo đức, người thực hiện bất cứ công trình gì luôn phải rằng cam kết đây là sản phẩm của tôi, không kế thừa hoặc sao chép từ công trình nào đã được công bố trước đó. Cam kết đó cũng là cơ sở pháp lý để người ta có thể buộc tội anh khi phát hiện anh đạo văn. Có rất nhiều lĩnh vực khoa học mà cơ sở dữ liệu nhiều đến mức vô vàn, và không ai có thể biết hoặc kiểm tra hết được. Khả năng xảy ra đạo văn rất cao; nên cần có cam kết cá nhân. Cấp độ thứ 2, với các bậc học từ cao học đến nghiên cứu sinh; số người học được hướng dẫn bởi một ông thày là không nhiều. Sự kiểm tra của người hướng dẫn là trách nhiệm phải làm và là kênh tốt nhất. Người thầy phải là người kiểm tra sơ bộ, chứ không đợi Hội đồng đưa phần mềm ra đối chiếu. Một người thầy có năng lực khoa học thực sự, đã từng tiếp xúc với học trò, hiểu năng lực của học trò đến đâu thì chỉ cần hỏi vài ba câu là có thể biết ngay rằng đề tài và đề cương do học trò trình là do anh ấy tự nghĩ ra hay đi “mượn” của ai. Cấp độ thứ 3 mới là sử dụng phần mềm để kiểm tra. Việc sử dụng phần mềm chỉ thích hợp với số lượng đông đảo, ở cấp đại học; nơi mà ông thày không thể nào kiểm tra từng học trò xem có sao chép luận văn của học trò khóa trước hay không! Ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng từ lâu đã có Quy định về liêm chính học thuật; và cũng đã thành lập Ủy ban đạo đức khoa học từ lâu. Ủy ban này chịu trách nhiệm phân xử khi có công trình của người học hoặc giảng viên, nghiên cứu viên bị tố cáo là đạo văn...; và chúng tôi cũng đã dùng phần mềm để chống đạo văn từ 10 năm nay". GS. Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng |
Nguyễn Thảo
Ở Việt Nam, một số trường đại học mới bước đầu thực hiện truyền thông nội bộ và trang bị những công cụ để phát hiện đạo văn.
" alt=""/>Đạo văn ở Việt Nam: Đã đến lúc nói chuyện nghiêm túc!Trong khuôn khổ buổi hội thảo, sự cấp thiết sở hữu hệ thống điện toán đám mây hiện đại, thông minh và bảo mật từ nhà cung cấp uy tín trong nước được nhấn mạnh. Anh Lê Văn Đoàn - Trưởng nhóm tư vấn CMC Cloud của CMC Telecom đã chia sẻ góc nhìn về tiềm năng của giải pháp hạ tầng số CMC Cloud trong việc quản lý và vận hành CRM cho các doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp bất ngờ với phần cứng hiện đại của CMC Cloud, bao gồm 100% Server Dell và HPE, cùng chip CPU thế hệ 5 và ổ đĩa SSD hỗ trợ đọc ghi IOPS từ 5.000 - 40.000. Phần cứng mạnh mẽ được cập nhật trong phiên bản Cloud 2.0, kết hợp cùng hình thức thanh toán Pay as you go, giúp doanh nghiệp truy cập nhanh chóng vào cụm ứng dụng CRM và mang lại khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu khách hàng vượt trội với chi phí tối ưu nhất.
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong triển khai mạng và tư vấn giải pháp CMC Cloud, anh Đoàn nhấn mạnh tính năng Auto Scaling nổi bật của CMC Cloud trên thị trường. Tính năng này tự động điều chỉnh số lượng máy chủ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu truy cập đồng thời và lượng truy cập tăng đột biến.
Đặc biệt, với đội ngũ chuyên gia 12 năm kinh nghiệm và hơn 600 nhân sự phân lớp chuyên biệt, khách hàng sẽ được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả vào những dịp cao điểm mà hệ thống Operational CRM (đảm nhận các chức năng tự động hóa như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng) bị quá tải. Sự kết hợp này mang đến cho khách hàng trải nghiệm liền mạch, đáp ứng tốt nhu cầu số lượng lớn người dùng.
Ngoài ra, CMC Cloud cung cấp hơn 50 dịch vụ và tính năng đa dạng, được xây dựng trên hệ sinh thái gồm 03 Data Center đạt chuẩn quốc tế Uptime Tier III của CMC Telecom. Điều này giúp các doanh nghiệp linh hoạt trong việc lựa chọn dịch vụ phù hợp với từng tác vụ trong quản lý và vận hành CRM một cách an toàn. Đồng thời, CMC Cloud còn hỗ trợ toàn diện từ hệ thống quản lý thông tin khách hàng, quản lý bán hàng, tiếp thị đến hệ thống dịch vụ khách hàng và phân tích, báo cáo.
Bảo vệ CRM trên hạ tầng Cloud
Về yếu tố an toàn, CMC Cloud xây dựng bảo mật nhiều lớp từ hạ tầng, quyền truy cập, network, lưu trữ và rà quét, nâng cấp lỗ hổng thường xuyên. CMC Cloud cung cấp nhiều dịch vụ bảo mật đi kèm để bảo vệ hệ thống ứng dụng của doanh nghiệp như Firewall Layer7, WAF, DDOS, SOC… Điều này giúp hệ thống ứng dụng CRM được bảo mật và bảo vệ trước các cuộc tấn công của hacker, malware, hỗ trợ trải nghiệm khách hàng không bị gián đoạn và thông tin khách hàng được bảo mật hoàn hảo.
Ngoài ra, với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng và sở hữu đội ngũ chuyên gia về an toàn thông tin hơn 16 năm kinh nghiệm, CMC Telecom đã xây dựng được uy tín và niềm tin cho hơn 3000 khách hàng doanh nghiệp và hơn 50 đối tác về công nghệ thông tin.
“Sứ mệnh của chúng tôi là làm mọi cách để bảo vệ CRM trên hạ tầng Cloud”. Đây là câu nói gây ấn tượng mạnh về hệ thống an toàn thông tin của CMC Cloud trong phần trình bày về rủi ro an ninh mạng trong ngành sản xuất của anh Nguyễn Quyết - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn & Quản lý Dự án ATTT.
Buổi hội thảo thêm phần thú vị với phần trình bày ứng dụng thành công CMC Cloud cho giải pháp CRM của đối tác OMI Technology JSC. Dưới góc nhìn của doanh nghiệp trực tiếp hưởng lợi từ giải pháp quản trị quan hệ khách hàng trên nền tảng số, anh Nguyễn Linh Nhân - Giám đốc Điều hành OMI Technology JSC đã nhấn mạnh về sự cần thiết của hệ thống CRM trên CMC Cloud.
“Giải pháp CRM - OMI Contact Center, ứng dụng trí tuệ nhân tạo - Callbot AI, và công cụ tự động thiết lập kịch bản - OMI Flow của OMI Technology đều được phát triển trên hạ tầng CMC Cloud và mang lại hiệu quả vận hành trơn tru”, anh Nhân chia sẻ. Những thông tin thực tế này giúp các doanh nghiệp có thêm cơ sở để tự tin ứng dụng Cloud vào CRM nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng.
Trong vòng 3 năm, CMC Telecom đặt mục tiêu liên kết thương hiệu với trải nghiệm khách hàng vượt trội. Điều này được nhìn nhận thông qua 3 giá trị cốt lõi: luôn đồng hành, thấu hiểu và tin tưởng. Đồng thời, CMC Telecom liên kết trải nghiệm khách hàng với chiến lược chuyển đổi số. Các hành động cụ thể như: nâng cấp hệ thống CRM, nâng cao nhận thức của nhân sự về trải nghiệm khách hàng và thay đổi mô hình kinh doanh… được CMC Telecom đặc biệt chú trọng. |
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC Telecom giải bài toán cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng với Cloud CRM